Ngân sách Quốc phòng Bộ_Quốc_phòng_Việt_Nam

TTNămNgân sáchGhi chú
1200516.278 tỷ đồng[93]
2200620.577 tỷ đồng[93]
3200728.922 tỷ đồng[93]
4200827.024 tỷ đồng[93]
52009chưa công bố
62010chưa công bố
7201152.000 tỷ đồng[94]
8201270.000 tỷ đồng[94]
9201368.000 tỷ đồng[95]
102014chưa công bố
1120154,4 tỷ USD[96]ước tính
1220165 tỷ USD[96]ước tính
132017
142018
1520195,1 tỷ USD[97]ước tính
1620205,5 tỷ USD[97]dự kiến

Bộ Quốc phòng Việt Nam không công bố con số chính xác về ngân sách quốc phòng. Bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền cũng đều quan tâm xây dựng chiến lược quốc phòng. Việc phân bổ nguồn lực của đất nước cho lĩnh vực này là một tất yếu khách quan và tỷ lệ phân bổ giữa “súng và bơ” luôn là vấn đề được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.[98]

Ngân sách Quốc phòng của Việt Nam chủ yếu để bảo đảm đời sống bộ đội, bảo đảm hoạt động của công nghiệp quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân. Với khả năng kinh tế của Việt Nam còn thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, đang ưu tiên đầu tư cho thực hiện chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nên ngân sách quốc phòng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và “cần, kiệm” vẫn là kim chỉ nam hành động.[98]

Năm 2014, Ngân sách chi cho lĩnh vực sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 704.400 tỷ đồng. Còn ngân sách cụ thể chi cho Quốc phòng thì vẫn là điều tuyệt mật[99]

Không phải ngẫu nhiên mà ngân sách ghép phần chi cho sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính vào làm một nhóm, bởi 4 nhóm này có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau, nên không thể trả lời cụ thể con số chi cho quốc phòng là bao nhiêu. Đơn cử, trong khoản chi này có khoản chi lương, không thể tách phần chi lương cho lực lượng quốc phòng riêng ra được. Hơn nữa, nhiều khoản chi gián tiếp khác cho quốc phòng, nhưng lại liên quan trực tiếp đến chi không phải quốc phòng cũng không thể tách ra để tính vào chi cho quốc phòng được
— Phùng Quốc Hiển- Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội

Báo cáo của iCD Research cho biết, theo thống kê, ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 là 3 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm 2015 (tăng 2 tỷ USD).[100] Hiện tại là khoảng 19,13%, trong giai đoạn dự báo sẽ tăng trưởng ở tốc độ CAGR 14,32%. Sự tăng trưởng chi tiêu quốc phòng này là phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế “khá ổn định” của Việt Nam. Trong suốt giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã phân bổ 31% ngân sách quốc phòng cho đầu tư ngành công nghiệp – quốc phòng và 69% để mua các trang thiết bị vũ khí của nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời kỳ dự báo 2011-2016, tổng ngân sách quốc phòng được đầu tư trong nước sẽ tăng trung bình lên tới con số 35%, tức là Việt Nam sẽ chú trọng nhiều hơn cho ngành quốc phòng trong nước.[101]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bộ_Quốc_phòng_Việt_Nam http://B%E1%BB%99_Qu%E1%BB%91c_ph%C3%B2ng_(Vi%E1%B... http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/tin-trong-n... http://www.globalfirepower.com/ http://www.globalfirepower.com/country-military-st... http://luatvn.net/van-ban-phap-luat/sac-lenh-90_sl... http://quanchinhleninvn.net/NewsDetail.asp?Msg=110... http://vnexpress.net/photo/thoi-su/30-000-nguoi-th... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/le-mit-tinh-d... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-them... http://web.archive.org/web/20070625094515/http://w...